Bambo FC đăng quang giải bóng đá thành phố mới Bình Dương - Cúp Becamex IDC
Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.Xuân Son chấn thương nghiêm trọng, Việt Nam dẫn trước rồi lại bị dẫn ngược 2-1 nhưng cuối cùng bằng bản lĩnh và tinh thần không bỏ cuộc, các chiến binh sao vàng vẫn đưa thành công cúp vô địch thứ ba về cho đất nước. Hành trình ở AFF Cup năm nay của đội tuyển Việt Nam là sự kết hợp giữa những gương mặt cũ đã từng lên ngôi ở giải đấ này năm 2018 cùng những gương mặt trẻ mới toanh, trong đó đặc biệt là Nguyễn Xuân Son - tiền đạo nhập tịch khiến cả Đông Nam Á phát "sốt". Dù chỉ tham gia từ giai đoạn sau của giải, Xuân Son ghi bàn tằng tằng và xuất sắc giật luôn danh hiệu "Vua phá lưới" của giải. Như cựu danh thủ Nguyễn Hồng Sơn đã nhận định với Báo Thanh Niên, Xuân Son không chỉ có khả năng ghi bàn mà còn có khả năng thu hút "vệ tinh", tạo động lực để đồng đội cùng thi đấu hết sức mình. Hành trình này khép lại với Xuân Son không thực sự hoàn hảo khi anh dính chấn thương nặng, đó có lẽ là điều đáng tiếc nhất.Xuân Son tỏa sáng rực rỡ nhưng cũng không thể không nhắc đến những cá nhân khác, từ thủ thành Nguyễn Filip, Đình Triệu đến hàng phòng ngự như Duy Mạnh, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Tiến Dũng, Thành Chung, Thanh Bình, Tiến Anh, Tấn Tài, Văn Vĩ đến hàng tiền vệ như Hoàng Đức, Văn Khang, Hai Long, Quang Hải, Thành Long, Ngọc Tân, Ngọc Quang, Văn Toàn, hay hàng công như Vĩ Hào, Tuấn Hải, Tiến Linh, Thanh Bình,... đặc biệt là HLV Kim Sang-sik cùng các thành viên ban huấn luyện đã cùng tạo ra một đội tuyển gắn kết, ăn ý và giàu sức chiến đấu. Cũng không thể không nhắc đến hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đã luôn dõi theo, cổ vũ và đặt niềm tin tuyệt đối vào đội tuyển. Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn3 xu hướng phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang, H.Quản Bạ và đông đảo người dân.Tại đây, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng đã báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.Ông Hùng cho biết, H.Quản Bạ có 55 tổ chức cơ sở Đảng, 4.253 đảng viên. Trong những năm qua, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện đạt nhiều kết quả nổi bật: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên 7%; có 3/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2025 giải quyết việc làm cho 18.543 lao động, triển khai 134 dự án sinh kế, hỗ trợ xóa nhà tạm cho 1.828 hộ...Riêng thôn Nặm Đăm, ông Hùng cho hay, đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, toàn thôn có 68 hộ với 307 khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao. Thôn hoàn thành 10/10 tiêu chí xây dựng thôn văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng nông thôn mới, có 39 hộ làm dịch vụ homestay. Năm 2023, thôn vinh dự nhận giải thưởng ASEAN về lĩnh vực du lịch cộng đồng.Sau khi nghe báo cáo của chính quyền và tiếp xúc với cán bộ, nhân dân H.Quản Bạ, Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng, phấn khởi, ghi nhận những thành quả mà huyện đạt được.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới, mục tiêu của Đảng là chăm lo đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, phát triển; học sinh được đến trường đầy đủ để học tập, trưởng thành, trở thành những chủ nhân tương lai xây dựng quê hương, đất nước; người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện bằng những thiết bị y tế hiện đại.Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị tỉnh Hà Giang và H.Quản Bạ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, trước mắt là hoàn thành tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; tập trung rà phá bom mìn, tìm kiếm, quy tập hài cốt các liệt sĩ; phát huy thế mạnh của địa phương về phát triển du lịch và kinh tế biên mậu; gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, đặc biệt là Công viên Địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.Tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; trao tặng kinh phí 30 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng công trình Khoa Khám chữa bệnh và điều trị cho Bệnh viện đa khoa H.Quản Bạ.Tiếp đó, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã tham gia không gian thưởng thức trà shan tuyết Hà Giang; thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của đồng bào các dân tộc và trao tặng 30 suất quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn huyện.
Bộ xương khổng lồ phá kỷ lục cao nhất thế giới
Tại các tỉnh miền Tây, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Mực nước tại các trạm trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,15 - 1,5 m. Dự báo xâm nhập mặn có xu thế tăng dần trong giai đoạn từ nay đến 30.4 do ảnh hưởng của triều cường. Ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây có thể xâm nhập sâu từ 90 - 120 km; cửa sông Tiền khoảng 50 - 60 km, sông Hậu 40 - 50 km; sông Cái Lớn từ 45 - 55 km.
Không khí Tết Ất Tỵ 2025 ở TP.HCM rộn ràng khắp phố phường từ những ngày đầu tháng chạp. Nếu ở TP.HCM, người dân sẽ có cơ hội thưởng thức những chương trình, hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam qua nhiều hình thức tái hiện sống động. Những sự kiện này góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hứa hẹn mang lại nhiều cung bậc cảm xúc.Theo Sở Du lịch TP.HCM, dọc tuyến metro số 1 dài 19,7 km với 14 ga, người dân có thể trải nghiệm hàng loạt điểm đến văn hóa, lịch sử, các công trình biểu tượng của TP như: chợ Bến Thành, bảo tàng Mỹ thuật, Dinh Độc Lập, công viên 23 Tháng 9, công viên Tao Đàn, phố đi bộ Bùi Viện, nhà hát Thành phố, phố đi bộ Nguyễn Huệ, bưu điện Thành phố, nhà thờ Đức Bà, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, công viên văn hóa du lịch Suối Tiên, chùa Bửu Long...Nếu yêu thích văn hóa, lịch sử, người dân cũng có thể tham khảo các sản phẩm du lịch như: chương trình tham quan Trăng chiến khu tại Củ Chi; du lịch cộng đồng Thiềng Liềng.Bên cạnh đó, người dân cũng có thể trải nghiệm các sản phẩm đường thủy mới như: "Saigon River Sightseeing" đưa du khách thưởng ngoạn thành phố bằng tàu hai tầng, hành trình về với cội nguồn, du lịch xanh – khám phá miệt vườn giữa lòng TP...Đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, dịp tết này, nơi đây tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc như: giao lưu cùng Capybara từ 8 giờ 30 - 11 giờ và từ 14 - 16 giờ; tour đặc biệt "Du xuân may mắn" - một hành trình độc đáo mang đến may mắn, bình an và những lời chúc tốt đẹp cho năm. Đặc biệt, từ mùng 1 đến mùng 5 Tết Ất Tỵ, chương trình giới thiệu các loại rắn, biểu diễn lấy nọc rắn do trại rắn Đồng Tâm thực hiện sẽ diễn ra ở sân khấu chính từ 10 giờ 30 - 11 giờ.Xuyên suốt 5 ngày đầu năm, Thảo Cầm Viên cũng có các hoạt động biểu diễn tập tính tại vườn hồng hạc, đảo vượn, vườn cá sấu, khu hổ trắng mới, khu hổ trắng cũ, khu hổ vàng, khu gấu... Đại diện công viên văn hóa Đầm Sen cho biết, lễ hội tết 2025 tại Đầm Sen chủ đề "Tết tròn đầy – Sum vầy hạnh phúc" là sự kết hợp văn hóa một cách tỉ mỉ, lồng ghép những thông điệp ý nghĩa ngày tết vào các hoạt động biểu diễn, chương trình vui chơi. Để tô điểm thêm những nét màu rực rỡ ngày xuân, Đầm Sen mang đến những góc check-in du xuân dành tặng du khách khi đến tham quan như: tái hiện cung đường hoa anh đào Nhật Bản dịu dàng; bốn mùa trong năm tụ hợp tại cùng 1 khoảnh khắc, những góc chụp ảnh Tết Ất Tỵ 2025 tại các điểm khác nhau. Ngoài ra, khách đến Đầm Sen mua vé trọn gói đều có thể tham gia bốc thăm trúng thưởng tour du lịch Singapore, Thái Lan hoặc nghỉ dưỡng tại Phan Thiết trong chương trình "Vui tết thả ga - trúng quà cực đã". Chương trình bốc thăm này diễn ra mỗi ngày, từ mùng 1 đến mùng 5 tết.Hoạt động "ghi điểm" với du khách ở Đầm Sen là hoạt náo đường phố, dịp tết này tiếp tục "trình làng" các hoạt động như: đại hội lân - sư - rồng, hiphop phúc - lộc - thọ, tái hiện không gian tết Việt cảnh trí, văn hóa đặc sản vùng miền, phố ông đồ, hoạt náo xiếc ảo thuật, lô tô... Tết Ất Tỵ này, Suối Tiên tổ chức sự kiện "Tết xuyên không" mở ra không gian vui xuân đón tết mang phong vị cổ truyền trong không gian tết Việt xưa đầy hoài niệm. Giữa nhịp sống hối hả, đây được dự báo sẽ là một nét chấm phá để bạn và gia đình bước qua cánh cổng thời gian, sống trọn vẹn trong không khí tết Việt xưa qua những khu vực trải nghiệm đầy hoài niệm, gợi nhớ cảm giác gần gũi và ấm cúng.Theo đó, du khách sẽ được trải nghiệm hóa thân trong trang phục xưa, trải nghiệm văn hóa tết cổ truyền, tham gia trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực tết Việt truyền thống, xem show diễn độc quyền "Suối Tiên - Tết xưa trường tồn".Dịp này, Suối Tiên ra mắt những công trình mới như: bí mật rừng phù thủy, đường trượt đua thần tốc tại biển Tiên Đồng - Ngọc Nữ với vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng, nâng cấp hơn 150 công trình vui chơi giải trí.
'Phi một chân' sải bước giúp đời
Giờ đây, cúng tất niên không còn gói gọn trong mỗi gia đình, mà mở rộng quy mô hơn với các công ty, doanh nghiệp gia đình… với cách tổ chức, nội dung cũng khác nhau.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, tất niên được xem như một phong tục giao tiếp hay một nghi lễ để gói ghém, tổng kết thành quả một năm đã qua, bao gồm cả việc làng nghề, kinh doanh, việc đồng áng, công tác, học tập… để chuẩn bị nghỉ tết. Do vậy, tất niên cũng là dịp các tổ chức, công ty tổng kết công việc, thành quả, hạn chế, rút ra kinh nghiệm năm tiếp theo.Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, trong văn hóa dân gian người Việt Nam xưa, tất niên ngoài mục đích tổng kết thành quả lao động trong năm còn là lễ tạ ơn đất trời, thần thánh, đặc biệt là tổ nghề. Các nhóm ngành nghề truyền thống cũng chọn dịp này cúng tổ nghề như cách để những người làm nghề tôn vinh giá trị truyền thống của chính ngành nghề mình, gắn kết người làm nghề với cái thiêng liêng truyền thống nghề, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý và giữ lửa cho làng nghề.Ông Thơ cũng cho biết thêm, lễ tất niên trong các cơ quan, công ty ngày nay thường được tổ chức vào những ngày làm việc cuối năm, trước khi nghỉ tết. Đó là dịp mọi người họp mặt, tổng kết và ăn mừng thành quả lao động sau một năm làm việc. Nhiều đơn vị tổ chức thưởng cho người có thành tích xuất sắc, động viên thành viên còn lại, tiến hành chi thưởng tết. Tục tất niên ngày nay không còn gói gọn ở ý nghĩa tạ ơn trời đất hay tổ nghề mà mở rộng ra ở bình diện xã hội, trở thành dịp giao tiếp và củng cố các mối quan hệ, tình đoàn kết cơ quan, đơn vị, cũng là dịp bạn bè, đồng nghiệp ngồi lại cảm ơn nhau để gắn kết hơn.Trong gia đình, cúng tất niên ngày cuối năm là một nghi lễ quan trong để giáo dục truyền thống gia đình. Dịp này các thành viên gia đình tranh thủ về nhà đoàn tụ, cùng chung tay sửa soạn các mâm cúng, trước làm lễ tạ ơn trời đất, thần thánh đã bảo hộ và ban phúc lành suốt năm qua, thỉnh rước ông Táo và tổ tiên về ăn tết với gia đình, sau là giáo dục con cháu biết trân quý hạnh phúc gia đình, biết gìn giữ gia phong, đạo hiếu và tôn ti trật tự gia đình, biết trân quý thành quả lao động cá nhân và gia đình, biết san sẻ yêu thương và tinh thần trách nhiệm giữa các thành viên gia đình với nhau. Cứ như thế, cúng tất niên ngày cuối năm ở gia đình trở thành phong tục đẹp, được mỹ hóa và biểu trưng hóa với nhiều hình ảnh sống động như bếp lửa hồng với nồi bánh chưng - bánh tét, hình ảnh gia đình quần tụ trang hoàng bàn thờ tổ tiên hay làm các món ăn cúng lễ...Theo các tài liệu, gia đình Việt ngày trước hay gom chung mâm cúng tất niên với mâm cúng mời ông bà về ăn tết nên sẽ tổ chức vào ngày cuối cùng của năm, nghĩa là ngày 30 tháng chạp hoặc 29 đối với tháng thiếu. Sau này, vì để gia tăng gắn kết xã hội, người ta có thể mời người quen đến cùng tham dự tất niên, lễ cúng tất niên mỗi nhà vì thế cũng linh động hơn. Theo TS Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Đạo đức, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP.HCM), khi cúng tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau với các món ăn truyền thống. Qua buổi tất niên, mọi người tâm sự, củng cố mối quan hệ gắn kết trong gia đình, bỏ qua cho nhau những chuyện hiểu lầm, không vui. Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà bánh chưng hoặc bánh tét. Các món ăn truyền thống ngày tết được bày biện đẹp mắt."Mâm cúng tất niên có nhà cúng chay, nhà cúng mặn nhưng đều thể hiện được sự phong phú trong đời sống tinh thần. Trước là để thể hiện lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, người thân đã khuất trong gia đình, sau là để các thành viên ngồi ôn lại năm qua, động viên nhau trong năm mới, qua đó tạo nên không khí đầm ấm trong gia đình. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ, quan trọng là lòng thành", TS Dương Hoàng Lộc chia sẻ.Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) cho hay, khi cúng, chúng ta nên dâng hương bằng 2 tay để bày tỏ niềm tôn kính."Nén hương hay còn gọi nén nhang thường có mùi thơm, mang ý nghĩa biểu tượng về phẩm hạnh của một con người thơm thảo. Khi dâng hương chúng ta thường đốt 3 nén, nén thứ nhất là biểu tượng cho nhân phẩm, đạo đức, lối sống của mình; nén thứ hai nói đến tâm tĩnh lặng, sự tập trung, tâm ý của mình và nén thứ ba là trí tuệ nhận thức của mình dâng lên Phật, bồ tát hay tiên tổ ông bà", thượng tọa Trí Chơn phân tích.